Ho dai dẳng, tái đi tái lại ở nhiều người khác nhau và nhiều độ tuổi khác nhau có những nguyên nhân và biểu hiện khác nhau, trong đó nhiều trường hợp ho tái đi tái lại có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm.
Thông thường, ho kéo dài, tái đi tái lại khiến bạn cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Đối với người cao tuổi, khi gặp triệu chứng do dai dẳng kéo dài, tái đi tái lại không nên xem thường mà cần được kiểm tra để có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân của triệu chứng ho kéo dài, tái đi tái lại ở người cao tuổi
Các biểu hiện ho có thể gặp ở người cao tuổi gồm có ho húng hắng, ho từng cơn, ho khan, ho có đờm. Những cơn ho kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng gọi là ho mãn tính.
Ở người cao tuổi, tình trạng ho kéo dài, tái đi tái lại có thể là dấu hiệu của bệnh lao phổi, u phổi, tràn dịch màng phổi. Trong trường hợp này, người bệnh cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế và thực hiện đúng theo phác đồ điều trị nếu phát hiện bệnh. Bệnh lao là bệnh về ho hấp dễ lây lan cho cộng đồng nhưng hoàn toàn có thể điều trị được theo phác đồ bác sĩ.
Nguyên nhân phổ biến khác cho tình trạng ho kéo dài, tái đi tái lại có thể là do hen suyễn, nhất là bệnh hen suyễn mạn tính. Khi đó, người bệnh thường ho có đờm lỏng hoặc đặc, cần điều trị cắt được cơn hen thì người bệnh sẽ giảm hoặc hết cơn ho.
Ngoài ra, việc ho kéo dài, tái đi tái lại ở người cao tuổi mà nhiều người thường bỏ sót là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Khi đó, dịch vị trào ngược từ dạ dày lên gây kích thích niêm mạc đường hô hấp và làm tổn thương do tác động của dịch vị dạ dày. Trong trường hợp này người bệnh cần phát hiện sớm và điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản thì cơn ho cũng sẽ chấm dứt.
Một số bệnh thuộc viêm đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng gây nên cơn ho kéo dài, tái đi tái lại. Đồng thời, việc nghiện thuốc lá, thuốc lào… cũng gây ra các cơn ho kéo dài, tái đi tái lại.
Điều trị ho kéo dài, tái đi tái lại ở người cao tuổi
Người bệnh nên đi khám ngay tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân của cơn ho kéo dài, tái đi tái lại.
Vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày bằng hình thức đánh răng và súc họng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
Không nên hút thuốc lá, thuốc lào bởi vì hút thuốc là nguyên nhân hay gặp nhất trong các bệnh của đường hô hấp.
Hiện nay, có khá nhiều bài thuốc đang được áp dụng để chữa chứng ho kéo dài, tái đi tái lại. Một trong số đó phải kể đến Vượng khí của Phúc An Việt Nam. Thuốc được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, có khả năng trị dứt điểm các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, thuốc có tác dụng bổi bổ phủ tạng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể người bệnh, giúp phòng chống lại các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus được tốt hơn.
Một số biện pháp phòng tránh căn bệnh ho kéo dài, tái đi tái lại ở người cao tuổi:
– Giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột.
– Lau khô và làm ấm cơ thể khi bị dính nước mưa. Tắm nước ấm để tạo thư giãn khi đi ngủ.
– Giữ giấc ngủ trong đêm vì việc thường xuyên mất ngủ sẽ làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
– Đi bộ thong thả từ 20 đến 30 phút lúc chiều tối.
– Uống một ly sữa ấm trước lúc ngủ để khỏi hạ đường huyết trong đêm, gây rối loạn giấc ngủ.
– Nên ăn nhiều khoai, củ, bí, bầu, mướp, khổ qua, mồng tơi, bồ ngót, rau muống, xà lách. Những thực phẩm này giúp cơ thể hấp thu tryptophan, một amino acid có lợi cho giấc ngủ. Ăn các thực phẩm giàu năng lượng khi trời trở lạnh để duy trì cân bằng thân nhiệt.