Viêm phế quản ở trẻ em: Mọi điều mẹ cần biết

Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển sang lạnh. Bệnh khá lành tính và trẻ có thể tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, viêm phế quản gây ra khá nhiều phiền toái và sự khó chịu cho bé, các bậc cha mẹ hãy cùng Phúc An tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đại đa số trường hợp trẻ sẽ tự khỏi bệnh mà không để lại biến chứng gì cả. Tuy nhiên, những bé bị viêm tiểu phế quản nghiêm trọng sẽ phải nhập viện và cần sự hỗ trợ của máy thở và điều trị bằng thuốc kháng virus

Nguyên nhân gây bệnh viêm tiêm tiểu phế quản

Nguyên nhân bệnh viêm tiêm tiểu phế quản do siêu vi trùng xâm nhập vào phế quản ( cuống phổi ). Bé bị viêm tiểu phế quản thường kèm theo ho và sổ mũi nặng. Trẻ khó thở hoặc thở khò khè do siêu vi trùng làm các phế quản sung phù, tiết dịch gây ra tắc nghẽn bởi dịch tiết phế quản. Trường hợp nghiêm trọng là khi trẻ bị thiếu Oxy để thở và cần đến máy thở

Phòng bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ em như thế nào?

– Khi bé bị sổ mũi thì bố mẹ cần lấy nước mũi cho bé thường xuyên. Dùng tăm bông đưa vào lỗ mũi để các chất dịch nhầy dính vào và rút ra.

– Nhỏ nước muối sinh lý để sạch khuẩn và vệ sinh phía trong mũi cho trẻ

– Không nên mặc quá nhiều áo cho bé làm cho bé nóng, không khí trong phòng không được quá khô. Nếu cần thiết phải tạo ẩm cho không khí

– Không để cho bé hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm rát phế quản nên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nguy cơ nhiễm viêm tiểu phế quản là rất cao.

– Cố gắng cách ly với nguồn bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh để tránh lây lan.

Viêm phế quản phổi ở trẻ em

Trẻ bị viêm phế quản phổi do bị nhiễm không khí lạnh, do thời tiết thay đổi hoặc sống trong môi trường không khí ô nhiễm. Viêm phế quản phổi ở trẻ em gây biến chứng sang suy hô hấp, nếu không chữa trị kịp thời để bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây ra viêm phế quản phổi ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân làm cho bé bị viêm phế quản phổi đến từ virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là đến từ vi khuẩn có sẵn trong mũi và họng của bé do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Ngoài ra vi khuẩn có thể xâm nhập theo đường máu và cộng hưởng với tác nhân của môi trường làm cho bệnh phát triển nhanh hơn.

Đối với viêm phế quản phổi ở trẻ em, sức đề kháng đóng một vai trò rất quan trọng. Trẻ có sức đề kháng tốt chỉ bị tổn thương một phần thùy hoặc thùy phổi. Trẻ nhỏ, sinh non, suy dinh dưỡng hoặc đang mắc các bệnh nhiễm trùng khác sẽ làm tổn thường lan tỏa do sức đề kháng yếu và bệnh nặng hơn.

Biểu hiện viêm phế quả phổi ở trẻ em

Giai đoạn 1: khi bệnh mới khởi phát, trẻ sốt nhẹ, ho khan, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi và hay quấy khóc. Sau đó nếu không điều trị các triệu chứng này kịp thời trẻ sẽ sốt cao hơn, khó thở hơn phải thở bằng miệng, tím tái và các biểu hiệu rối loạn tiêu hóa khác. Đây là những biểu hiện của trẻ đã chuyển sang giai đoạn 2 – giai đoạn nguy hiểm.

Giai đoạn 2: giai đoạn nguy hiểm

Trẻ sốt cao hơn từ 38 – 40 độ. Toàn thân mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, chảy nhiều mồ hôi. Bỏ ăn, bỏ bú và quấy khóc. Những triệu chứng về hô hấp biểu hiện rất rõ:

– Ho: trẻ ho nhiều, kéo dài thành từng cơn, co thắt như ho gà. Có thể là ho khan hoặc ho có đờm.

– Khó thở: trẻ thở rất khó khăn, cánh mũi phập phồng, sự co rút lồng ngực nhìn thấy rất rõ ràng.

– Tím tái: trẻ bị tím tái ở vùng môi, đầu các chi, lưỡi hoặc toàn thân.

– Rối loạn tiêu hóa: trẻ chán ăn, hay nôn trớ, trưởng bụng đi ngoài phân lỏng

– Các triệu chứng thần kinh: vật vã, kích thích, li bì, co giật và có thể hôn mê. Tim nhanh, mạch nhỏ.

Bố mẹ chú ý theo dõi và khi xuất hiện dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chụp x-quang, xét nhiệm máu, vi khuẩn, virus để xác định đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị.

Phòng bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em

– Đảm bảo sức khỏe bà mẹ có thai để tránh sinh non

– Chăm sóc trẻ khoa học, hợp lý, dinh dưỡng cân bằng để tránh suy dinh dưỡng. Ăn dặm đúng độ tuổi.

– Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng quốc gia.

– Cách ly trẻ nếu có người thân trong nhà mắc viêm phế quản phổi.

Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em

Viêm tiểu phế quản cấp thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và gặp nhiều ở trẻ dưới 1 tuổi. Thời điểm mùa đông xuân là lúc trẻ dễ mắc bệnh nhất. Những biểu hiện của viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em là xuất hiện phù nề niêm mạc tiểu phế quả, xuất tiết lan rộng làm tắc hẹp đường thở gây khó thở, tím tái. Bệnh viêm phế quản cấp nếu không được điều trị tích cực sẽ biến chứng sang suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Đối tượng hay gặp

– Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

– Trẻ không được bú mẹ đầy đủ.

– Trẻ sơ sinh sinh non

– Môi trường của trẻ bị ô nhiễm

– Trẻ em có bệnh tim phổi mạn tính.

Những dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện

Nếu trẻ dưới 3 tuổi có bất kỳ 1 trong 4 dấu hiệu nào sau đây thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay

+ Trẻ nhỏ có hiện tượng tím tái, ngừng thở.

+Thở khò khè nặng, nhiều lúc phải thở bằng miệng

+ Nhịp thở nhanh (trên 60 lần/phút).

+ PaO2 động mạch dưới 60 mmHg.

Phòng bệnh viêm phế quản cấp

– Bảo đảm trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và ít nhất 18 tháng mới được cai sữa

– Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt về mùa đông, khi thay đổi thời tiết.

– Giữ cho môi trường sống của trẻ được thông thoáng, tránh ẩm thấp và không có gió lùa trực tiếp

– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh.

– Cách ly trẻ khi người thân trong nhà bị các bệnh về đường hô hấp hoặc nhiễm khuẩn.

Bên trên là những thông tin rất cơ bản về bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Hy vọng sau khi bố mẹ đọc xong sẽ áp dụng triệt để những phương pháp phòng chống bệnh viêm phế quản, để trẻ được phát triển đều đặn, cân bằng cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Với đội ngũ chuyên gia, y bác sỹ giàu kinh nghiệm, tâm huyết cùng nhà máy sản xuất dược phẩm hiện đại, Công ty Cổ phần Phúc An Việt Nam từ lâu đã trở thành thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực y dược. Là nơi khách hàng “trao niềm tin cho sức khỏe”.

Công Ty Cổ phần Phúc An Việt Nam

Địa chỉ: Thường Tín, Hà Nội

Hotline: 096.172.4111

Email: info@phucanvietnam.com